"Bị mọc răng khôn phải làm sao" là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Mọc răng khôn là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành, chúng gây phiền đau đớn, khó chịu thậm chí là các biến chứng nguy hiểm. Vậy mọc răng khôn phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây.
Độ tuổi mọc răng khôn, ảnh hưởng của việc mọc răng khôn
Răng khôn thường mọc cuối cùng ở lứa tuổi trưởng thành từ 18-25. Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7 và khoảng không gian xương hàm không cho phép nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc thẳng dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng và viêm tủy răng, ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Viêm nhiễm tại chỗ chính là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn.
Ngoài ra răng khôn mọc ngầm còn có xu hướng húc vào răng số 7 kế bên, làm tiêu một phần thân và chân răng này, dần dần răng bị lung lay và gãy rụng.
Chính bởi những biến chứng này mà các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường được chỉ định nhổ bỏ để loại trừ các biến chứng có thể xảy ra.
Bị mọc răng khôn phải làm sao để hạn chế đau nhức?
Bị mọc răng khôn phải làm sao để chữa trị hiệu quả?
Tùy thuộc vào thế răng khôn mọc và những ảnh hưởng của nó mà bị mọc răng khôn phải làm sao để có cách điều trị tốt nhất.Những cách chữa đau răng khôn dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn,
Răng khôn trong quá trình mọc có thể gây sưng nướu, đau nhức, cứng hàm, gây khó khăn trong ăn nhai, tuy nhiên, khi răng khôn mọc thẳng không trùm lợi và không gây đau nhức quá nhiều thì có thể không cần thiết phải nhổ bỏ. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dân gian để giảm đau như súc miệng bằng nước muối, nước trà xanh, chà xát tỏi – gừng vào chỗ đau…hoặc có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của nha sỹ. Cảm giác đau nhức và sưng tấy sẽ kéo dài và chấm dứt sau một vài ngày.
Trường hợp răng khôn bị lợi trùm, không thể trồi lên, gây giắt thức ăn thì nha sỹ có thể thực hiện thao tác cắt lợi trùm để thân răng khôn có thể bộc lộ hoàn toàn, giảm đau nhức. Thao tác này khá đơn giản và không gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân.
Nếu quá trình mọc răng khôn khiến bạn đau nhức, căng thẳng, không thể ăn nhai…ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bạn nên xem xét nhổ chiếc răng đó để chấm dứt sự đau đớn khó chịu.
Răng khôn mọc lệch phải làm gì để giảm đau nhức?
Những cách chữa đau răng khôn hiệu quả?
Hầu hết, khi răng khôn mọc luôn để lại những cơn đau nhức, khó chịu cho chủ nhân, mức độ đau ít hay nhiều, có nghiêm trọng không sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng mọc răng khôn ở mỗi người. Và khi đó, các cách chữa đau răng khôn cơ bản chắc chắn sẽ là một điều bạn nên bỏ túi để áp dụng cho bản thân mình.
Chữa đau răng khôn băng phương pháp tự nhiên:
+ Chườm đá: Một trong những cách chữa đau răng khôn nhanh chóng, hiệu quả mà bạn nên biết đó là chườm đá. Bạn có thể sử dụng những viên đá ngay trong tủ lạnh nhà bạn, và bọc ra ngoài một chiếc khăn, sau đó bắt đầu chườm xung quanh vùng má tương ứng với vị trí mọc răng khôn bị đau.
+ Chanh tươi: Qủa chanh tươi rất dễ kiếm, và chỉ cần dùng một chút nước cốt chanh hòa tan một chút muối, lấy bông thâm dung dịch này chấm vào vùng đau do răng khôn gây ra. Sử dụng phương pháp này thường xuyên sẽ có tác dụng làm dịu nướu, giảm đau nhức do mọc răng khôn.
+ Hành tây: Hành có khả năng chống vi khuẩn, sát trùng nên đây là một cách chữa đau răng khôn hữu ích, được nhiều người biết đến và áp dụng theo. Bạn có thể nhai 1 miếng hành tây trong vài phút hoặc đặt miếng hành tây vào vùng mọc răng khôn, làm lại khoảng 3 lần/ngày, những cơn đau nhức có thể giảm đi rõ rệt.
+ Nước Trà xanh: Bạn có thể lấy một nắm lá trà xanh tươi, sau khi rửa sạch và hãm trong một bình nước đun sôi trong vòng 30 phút. Sau đó bạn có thể lấy để uống hoặc dùng làm súc miệng hàng ngày. Trà xanh có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm đau nhức do mọc răng khôn.
Các cách chữa đau răng khôn bằng nguyên liệu tự nhiên cũng giúp giảm đau răng khôn tốt
Cách chữa đau răng không bằng thuốc Tây
Dùng thuốc giảm đau hoặc một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống sưng cũng là một trong các cách chữa đau răng khôn phổ biến.
Cách chữa đau răng khôn triệt để nhất
Với các cách chữu đau răng khôn bằng phương pháp tự nhiên hay giảm đau bằng thuốc trên đây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không có tác dụng giải quyết tận gốc chứng đau do răng khôn gây ra. Và cách chữa đau răng không hiệu quả nhất chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý là cách đáng quan tâm nhất.
Dù tình trạng đau do mọc răng khôn ít hay nhiều, bạn cũng nên sớm sắp xếp thời gian đến gặp các bác sĩ nha kha để được thăm khám, chụp x-quang, xác định tình trạng đau nhức cũng như các biến chứng có thể gặp như răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc xiên….
Răng khôn nằm ở vị trí sâu nhất của hàm răng nên rất khó chăm sóc và vệ sinh, do đó quá trình mọc răng khôn cũng gây tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây sâu răng khôn hoặc sâu các răng lân cận, vì thế với một số trường hợp bạn cũng có thể nhổ răng khôn để tránh gây viêm nhiễm và các bệnh răng miệng khác.
Thực tế, 28 chiếc răng còn lại trong hàm hoàn toàn có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai dù không có 4 chiếc răng khôn. Vì vậy, bạn cũng đừng lo lắng quá nếu những chiếc răng khôn của bạn được chỉ định nhổ. Đây thực chất là một tiểu phẫu nên không có tác động nhiều đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Và chỉ khi đến trực tiếp, các biện pháp chuyên khoa mới có cách chữa đau răng khôn cho bạn triệt để được.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại thì bạn cũng không cần quá lo lắng việc bị mọc răng khôn phải làm sao nữa. Giờ đây, nhổ răng khôn mọc lệch cũng không còn quá nguy hiểm hay đau đớn như trước kia bởi bác sĩ có thể xác định được chính xác độ lệch cũng như có chỉ định trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng.
Thông thường, trong một số trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì bác sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định thế răng mọc như thế nào, hình dạng của răng khôn ra sao, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không mới quyết định nhổ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhổ răng khôn đảm bảo an toàn.
Tại Nha Khoa KIM, chúng tôi áp dụng với cơ chế nhổ răng được thực hiện an toàn, không gây nên những biến chứng về sau. Sau khi được gây tê tại chỗ bằng thuốc tê dạng xịt, bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác đau tại vùng răng cần nhổ, thân răng khôn sẽ được cắt góc tì vào răng số 7 nhằm thu hẹp thể tích răng số 8 và đưa răng khôn ra khỏi vị trí tự nhiên giảm nguy cơ làm lung lay răng số 7 khi thực hiện động tác nạy răng số 8. Nếu đường ra hẹp, có thể chia răng số 8 ra nhiều phần hơn nữa để lấy từng phần ra nhằm giảm thiểu tác động đến nướu và xương hàm.
Nhổ răng tại Nha khoa KIM đảm bảo an toàn không đau nhức
Nhổ răng khôn bằng công nghệ mới chỉ tác động đến các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên nhổ răng siêu âm hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm xung quanh răng cũng không có tác động đến xương hàm, do đó có thể hạn chế đau nhức một cách tối đa. Tất cả các dụng cụ nhổ răng tại KIM đều được vô trùng 100% với công nghệ khử khuẩn Extra AS nên đảm bảo không lây nhiễm trong quá trình nhổ răng.
Nha khoa KIM cũng sử dụng kết hợp của một chất khử trùng có tên gọi là chlorhexidine và các loại vitamin và khoáng chất. Khi chúng được áp dụng cho các mô sau khi nhổ răng sẽ có hiệu quả trong việc giúp đỡ tái tạo các mô, làm giảm các vấn đề sau khai thác với ổ cắm khô và cho phép các vết thương để chữa lành một cách nhanh chóng; giảm đau đớn và sưng đến mức tối thiểu. Sau khoảng 1 tuần nhổ răng, vết thương sẽ lành dần và bạn ăn nhai sẽ dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn?
- Không súc miệng với nước muối, khạc nhổ trong vòng 2-3 ngày đầu để không ảnh hưởng đến quá trình đông máu lành thương.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá mạnh
- Nói không với rượu bia, thuốc lá
- Tránh các thức ăn cay nóng, chứa nhiều đường. Thực phẩm cứng dai nên hạn chế và thay vào đó là các loại thức ăn mềm, mịn dễ nuốt
- Chăm sóc răng miệng tốt, chải răng nhẹ nhàng và không đụng vào vùng răng mới nhổ
- Nếu gặp phải bất kỳ biến chứng nào như sưng nhức, chảy máu kéo dài cần đến gặp nha sỹ để thăm khám lại.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét